Nguồn gốc, ý nghĩa và những điều nên làm trong ngày Vu lan báo hiếu

- Tin tức
Nguồn gốc, ý nghĩa và những điều nên làm trong ngày Vu lan báo hiếu

Vu lan báo hiếu là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta từ bao đời. Thế nhưng, không phải ai cũng thấu hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và những điều nên làm trong ngày Vu lan báo hiếu.

1. Nguồn gốc ngày lễ Vu lan

Lễ Vu lan hay còn được gọi là lễ báo hiếu là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo Đại thừa Bắc tông và phong tục Trung Hoa, được ấn định vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm. Dù được tổ chức trùng ngày nhưng lễ Vu lan mang ý nghĩa khác với ngày Xá tội vong nhân. 

Lễ Vu lan xuất phát từ sự tích về Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong hai đại đệ tử của Phật Thích Ca) với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ trong Kinh Vu lan của Phật giáo.

Câu chuyện kể rằng ngài Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Khi mẹ ông là bà Thanh Đề qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết tình hình của mẹ nên đã dùng mắt phép nhìn khắp trời đất thì nhìn thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ. 

Với lòng hiếu thảo, ngài đã mang cơm xuống tận địa ngục để dâng mẹ, nhưng do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình mà không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, thức ăn khi đưa lên miệng liền bị hóa thành lửa đỏ.

Nguồn gốc lễ Vu lan bắt nguồn từ câu chuyện ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ

Ngài quay về hỏi Phật để tìm cách cứu mẹ, Phật liền nói chỉ có cách cúng dường chư tăng vào rằm tháng bảy, hợp lực chư tăng mười phương mới có thể cứu được mẹ ông. Nghe lời Phật, ngài Mục Kiền Liên đã làm theo và giúp mẹ được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sinh muốn báo hiếu cha mẹ thì cũng làm theo cách này nên từ đó, ngày lễ Vu lan báo hiếu ra đời.

Còn ngày Xá tội vong nhân lại liên quan đến sự tích khác về việc ông A Nan Đà bố thí cho ngạ quỷ, theo đó thì từ ngày 1 tháng 7 âm lịch đến 12h đêm ngày rằm tháng 7 hàng năm, cánh cửa Quỷ Môn Quan được mở cho ngạ quỷ đi vào dương thế, chúng ta nên làm lễ cúng cô hồn để bố thí đồ ăn và cầu siêu cho chúng để tránh bị quấy phá.

2. Ý nghĩa ngày lễ Vu lan

Ngày lễ Vu lan của Phật giáo có ý nghĩa nhắc nhở con người phải nhớ ơn và báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, để tăng công đức cho cha mẹ, giúp cha mẹ thoát khỏi những khổ cực và sau khi mất đi có thể vãng sanh vào thế giới an lành. Điều này cũng phù hợp với nét văn hóa của con người Việt Nam luôn đề cao "thờ mẹ, kính cha cho tròn đạo hiếu", "uống nước nhớ nguồn". Chính vì vậy, trải qua hàng nghìn năm, lễ Vu lan không chỉ được các tín đồ Phật giáo coi trọng mà còn dần trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt.

Lễ Vu lan là ngày lễ để con cái báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ

3. Những điều nên làm trong ngày Vu lan báo hiếu

Trong ngày Vu lan báo hiếu, có rất nhiều điều nên làm để tri ân công ơn của cha mẹ.

3.1. Cúng dường chư tăng, hồi hướng công đức cho cha mẹ

Theo nguồn gốc của lễ Vu lan, chỉ có cách cúng dường chư tăng mười phương, hồi hướng công đức cho cha mẹ thì mới có thể cứu giúp cha mẹ ra khỏi bể khổ. Chính vì vậy, vào ngày này, chúng ta nên đi lễ chùa và cúng dường chư tăng, cầu bình an cho cha mẹ.

Trong ngày lễ Vu lan, khi đến chùa, bạn cũng nên thực hiện nghi lễ "bông hồng cài áo", với bông hồng đỏ tượng trưng cho cha mẹ còn sống và bông hồng trắng tượng trưng cho cha mẹ đã khuất để tưởng nhớ công ơn cha mẹ.

Khi đi lễ chùa nên ăn mặc giản dị, kín đáo với tinh thần kính cẩn để giữ tôn nghiêm nơi linh thiêng bạn nhé!

3.2. Thăm viếng phần mộ tổ tiên

Khi nhớ về nguồn cội của mình, chúng ta nên nhớ về tổ tiên, những người đã khuất lâu đời. Vào ngày lễ Vu lan, bạn nên đến thăm viếng, chăm sóc phần mộ ông bà tổ tiên để thể hiện lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ về họ. 

3.3. Dâng mâm cơm cúng lên ông bà tổ tiên

Làm cơm cúng ông bà tổ tiên vào ngày lễ Vu lan cũng là một nghi lễ truyền thống của người Việt do kết hợp với tín ngưỡng cúng rằm tháng bảy - xá tội vong nhân. Tuy nhiên, bạn nên làm riêng mâm cúng cho ông bà tổ tiên trong nhà, còn cúng cô hồn nên thực hiện ở ngoài sân để các cô hồn, ngạ quỷ lang thang không vào trong nhà quấy phá vong linh tổ tiên của gia đình.

3.4. Không món quà nào bằng ở bên cha mẹ

Nhiều người thường nghĩ cách báo hiếu tốt nhất là mua thật nhiều đồ tốt, đắt tiền để biếu cha mẹ mà không hiểu rằng, với cha mẹ già, món quà lớn nhất chính là "con cái ở bên". Hãy gác lại mọi công việc dù có bận rộn và dành thời gian để ở bên cha mẹ nhiều hơn như cùng cha mẹ ăn cơm, lắng nghe những câu chuyện cha mẹ kể, làm những điều tốt khiến cha mẹ vui lòng, ấy chính là cách báo hiếu ý nghĩa nhất.

Với cha mẹ già, không món quà nào bằng con cái ở bên

Ngày lễ Vu lan sắp tới, Bò Tơ Quán Mộc kính chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, an vui!


Nhấn vào đây để đánh giá
Món dã chọn

Thực đơn bạn đã chọn

Không có món nào được chọn

2,000 M2

Không gian rộng rãi, sang trọng, hiện đại

50+

Thực đơn phong phú và đa dạng

6.821.689+

Lượt khách đến thưởng thức
x
Thông tin khách hàng
(Vui lòng đặt bàn trước giờ dùng bữa ít nhất 1 tiếng, để đặt bàn nhanh nhất xin liên hệ Hotline CSKH 1900636882)
Hỗ trợ trực tuyến
0.05097 sec| 892.406 kb