Thời bao cấp đa số cuộc sống của người dân còn nghèo khổ. Dù chỉ là những vật dụng thường ngày trong ngôi nhà chúng ta bây giờ như tivi, quạt bàn, xe máy, hay chiếc đồng hồ đeo tay thôi cũng phải là gia đình có điều kiện mới sở hữu được... Những vật dụng chỉ nhà giàu mới có thời bao cấp dưới đây bạn còn nhớ?
1. Tivi đen trắng
Tivi đen trắng được coi là trong những vật phẩm xa xỉ nhất thời bao cấp, bởi giá trị của một chiếc tivi dù chỉ bé khoảng 9 - 14 inch không màu thôi cũng tương đương cả một gia tài. Chúng đáng giá không chỉ ở giá trị vật chất mà còn bởi là công cụ giải trí hiện đại nhất của cả xã hội lúc bấy giờ.
Chỉ cần một nhà có tivi thì cả xóm được nhờ. Tối tối, dân làng lũ lượt kéo nhau đến nhà có tivi để cùng nhau xem một trận bóng hoặc xem một tập phim. Chiếc tivi nhỏ bé dù chỉ phát ra hai màu đen trắng nhưng lại có công dụng y như màn hình chiếu hiện đại ở rạp chiếu phim bây giờ. Nó đã từng là niềm mơ ước của biết bao gia đình, biết bao đứa trẻ.
2. Quạt con cóc
Quạt con cóc là một sản phẩm của Xí nghiệp Điện cơ Thống Nhất (Hà Nội), ra đời từ năm 1958. Sở dĩ nó được gọi là quạt con cóc vì thân quạt gồm 2 mảnh nhựa ốp vào nhau, bọc lấy phần lõi đồng khiến hình dáng quạt trông giống hình dáng con cóc, đế bằng sắt uốn khá chắc chắn. Bên cạnh đó, chiếc quạt này cũng được biết đến nhiều với tên gọi quạt 35 đồng.
Thời ấy, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để mua được quạt con cóc, vì lương của người mới đi làm một tháng mới có 60 đồng, trong khi chiếc quạt này có giá 35 đồng. Phải chi tiêu dè xẻn lắm, tích góp mấy tháng có khi mới mua được. Chiếc quạt con cóc cũng để lại cho người ta nhiều ký ức dở khóc dở cười khi sử dụng, bạn có thể tìm hiểu thêm về chiếc quạt này TẠI ĐÂY.
3. Đồng hồ Seiko
Chiếc đồng hồ Seiko gắn liền với câu thơ mà thanh niên ngày ấy ai cũng thuộc:
"Một yêu anh có Seiko
Hai yêu anh có Peugeot cá vàng"
Câu thơ ấy đã chứng minh chỉ những thanh niên gia đình có điều kiện mới có thể sở hữu một chiếc đồng hồ Seiko, một món đồ thời trang xa xỉ. Đây là dòng đồng hồ của Nhật với vẻ ngoài bóng bẩy, sang trọng, có tính năng tự động, không phải lên giây, có lịch ngày tháng rất tiện lợi và dễ sử dụng.
Tại Hà Nội, đồng hồ Seiko chỉ dành cho giới nhà giàu vì giá của nó không hề rẻ. Giá mỗi một chiếc đồng hồ Seiko lúc bấy giờ dao động hơn 1 chỉ vàng, tương đương vài m2 đất tại Hà Nội.
4. Bàn là Liên Xô
Những chiếc bàn là Jauza là "hàng xách tay" từ Liên Xô về Việt Nam trong thập niên 1970, 1980. Bàn là Jauza có độ bền cao, nóng nhanh và giữ nhiệt rất tốt nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng sở hữu được món đồ này. Chỉ những nhà có người thân làm việc tại Liên Xô hay từng đi Liên Xô về mới có. Gia đình bình dân cũng không có nhu cầu sử dụng bàn là mà chỉ giới giàu có, công chức thường mặc vest Tây mới cần là quần áo trước khi ra ngoài.
Chính vì vậy, nếu gia đình nào có một chiếc bàn là Liên Xô tức là gia đình ấy thực sự khá giả.
5. Đài Cassetle Sony
Chiếc đài Cassetle Sony là hàng Nhật du nhập vào nước ta từ những năm 80 - 90 của thế kỷ trước. Ngày ấy, âm thanh của những bản nhạc Boney vang lên từ chiếc đài này cũng đủ làm cả xóm làng rộn vang háo hức. Và tất nhiên, cũng chỉ có giới nhà giàu mới có điều kiện để mua thứ vật dụng giải trí xa xỉ này.
6. Quạt tai voi
Khác với quạt con cóc được sản xuất trong nước, quạt tai voi là mặt hàng phổ biến của Liên Xô thời bấy giờ. Quạt tai voi có cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm 3 cánh bằng cao su mềm, màu trắng. Đế quạt được đúc bằng gang, rất bền, bị ném cũng khó vỡ. Dù không có lồng bảo vệ nhưng quạt tai voi không phải là mối nguy hiểm với trẻ em.
Thời bao cấp, hàng hóa hiếm hoi một thì quạt tai voi hiếm hoi 10. Chỉ có nhà nào có người đi Liên Xô về hoặc thật có điều kiện mới mua được ở thị trường chợ đen.
7. Xe Cub (Cúp)
Nếu nói đến các báu vật của tay chơi hàng hiệu thời bao cấp thì không thể không nhắc đến xe Cub. Những năm 80 của thời bao cấp là thời không thể quên của những chiếc Cub: super Cub 50, và các đời Cub 78, 79, hay cao cấp hơn nữa là Super Cub 81 “kim vàng giọt lệ”.
Chiếc Honda Cub đầu tiên xuất hiện vào năm 1958, và khi đến Việt Nam, nó đã tạo nên một “lịch sử oai hùng” khi “thống trị” đường phố Việt Nam gần nửa thế kỷ. Đến tận những năm 1990, gia đình nào có một chiếc Cub trong nhà là cả một gia tài lớn. Chiếc xe Cub đi vào đời sống người Việt phổ biến đến nỗi trong dân gian truyền miệng câu nói nổi tiếng: “Trăm lời anh nói không bằng làn khói Honda”. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng phải thốt lên: “Bây giờ yêu nghĩa là vèo xe Cub Xe đạp anh xịt lốp cả tứ mùa”.
Thời bao cấp đã qua đi gần bốn mươi năm, thế nhưng những ký ức và những kỷ vật thời kỳ ấy vẫn còn mãi trong tâm hồn dân tộc Việt. Nếu một ngày, bạn cũng muốn được nhìn lại những kỷ vật thời bao cấp, hãy ghé Bò Tơ Quán Mộc để cảm nhận nhé!
Xem thêm:
>> Bò Tơ Quán Mộc - Nơi lưu giữ những kỷ vật của thời gian
>> Bò Tơ Quán Mộc - Chốn xưa tìm về của những người nhớ thương Hà Nội cổ